Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn quốc tế phải đi đường vòng?


Tại sao trước là Cavico, Vinfast, giờ là VNG và một số công ty khác chọn con đường vòng để lên sàn chứng khoán quốc tế? Cavico sát nhập với một công ty đã niêm yết của Mỹ năm 2009, Vinfast qua Singapore rồi lên sàn Mỹ, trong khi đó VNG để cổ đông lớn VNG Limited trụ sở tại Cayman đăng ký lên Nasdaq?
Trả lời câu hỏi này thật ra không quá phức tạp nếu ai đó từng kinh doanh tại Việt Nam và cả ở nước ngoài. Đặc biệt là những người từng có các đầu tư ra nước ngoài.
1. Việt Nam vẫn chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết ở nước ngoài, các quy định về các loại giấy phép, kiểm soát tiền tệ chuyển ra vào. Do đó, chuyển tiền đầu tư vào Việt Nam thì dễ, nhưng chuyển lãi ra lại nước ngoài cho các nhà đầu tư là không đơn giản với các thủ tục ngân hàng Việt Nam hiện tại. Nhất là đối với các nhà đầu tư nhỏ lẽ mua ít cổ phiếu là không thể thực hiện được việc lấy lãi.
2. Chuẩn mực kế toán ở Việt Nam khác với chuẩn mực kế toán quốc tế dù cùng xây dựng cùng chuẩn mực kế toán (IAS), tuy nhiên cách thực hiện chi tiết là rất khác nhau. Do đó, công ty đăng ký từ Việt Nam thực hiện IPO ra các sàn chứng khoán nước ngoài hầu như là không thể. Và thực tế chưa ai làm được.
3. Ví dụ: Một công ty ở Mỹ, muốn đầu tư tại Philippines, thay vì đầu tư trực tiếp từ Mỹ tới VN, họ sẽ mở một công ty ở Singapore, làm ăn một thời gian có lãi họ chỉ cần bán công ty Singapore mà không cần làm các thủ tục chuyển đổi công ty tại Philippines rất mất thời gian và các chi phí cơ hội.
4. Cũng công ty Mỹ đó, nếu đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Philippines, khi chuyển lợi nhuận về Mỹ ngay lập tức sẽ phải đóng thuế 40-50% lợi nhuận đó cho nước Mỹ. Nếu họ để ở các công ty khác bên ngoài Mỹ họ sẽ tạm thời chưa đóng khoảng thuế này và có nguồn lực để đầu tư cho các công cuộc làm ăn khác.
5. Do các hiềm khích về chính trị giữa các nước với nhau, nhất là Mỹ và một số nước có thể chế chính trị khác với phần còn lại, do đó thay vì đầu tư trực tiếp sẽ vấp phải nhiều rào cản, họ sẽ đầu tư qua một nước thứ 3 như Thuỵ Sĩ, Dominica, Singapore hay Hongkong chẳng hạn sẽ dễ dàng hơn tránh các rủi ro không đáng có do các xung đột về chính trị, tôn giáo…
6. Các quỹ đầu tư trên thế giới, hầu hết đến từ các công ty có văn phòng ở các nước trung gian thứ 3 như đã nói ở trên. Họ có cả một mạng lưới lớn nên có thể tập trung nguồn lực một các nhanh chóng và hiệu quả.